Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Đám Mây Mặc Quần - Trường ca



ĐÁM MÂY MẶC QUẦN

Tetraptikh(1)

(Lời nhập đề)

Ý nghĩ của các người
mơ màng trong đầu óc chơi vơi
như người hầu trên đi-văng có đầu gối
tôi sẽ trêu chọc về con tim máu xối
xấc xược, chua cay cho thỏa thuê lòng.

Tôi đây, không một sợi tóc bạc trong hồn
và vẻ dịu dàng, già nua không hề có!
Cuộc đời bao la, giọng nói này vạm vỡ
và tôi bước đi
chàng trai hai mươi hai tuổi trẻ trung.

Hỡi những người dịu dàng!
Các người đem tình yêu đặt lên cây vĩ cầm.
Còn kẻ thô bạo đặt tình yêu lên trống.
Nhưng tự mình, các người không xoay, không vặn
để nơi nào cũng sẽ gặp môi hôn

Hãy đi đến đây mà học cho mình
vẻ đàng hoàng, trang trọng
một công chức có dòng dõi trâm anh.

Và người mà bờ môi lặng lẽ giở từng trang
như đầu bếp mở cuốn sách dạy nghề nấu bếp.

Nếu các người muốn
tôi sẽ trở nên điên cuồng
và, đổi sắc thái như trời xanh –
nếu các người muốn
tôi sẽ vô cùng dịu dàng, đằm thắm
không phải đàn ông, mà – đám mây mặc quần!

Tôi không tin rằng có một Ni-xơ(2) hoa hồng!
Mà tôi lại tán dương, ca tụng
những đàn ông nằm lâu như bệnh viện
và những đàn bà mòn như một cách ngôn.


1
Các người sẽ nghĩ rằng: điều mê sảng gì chăng?

Điều này đã từng có
ở thành phố Odessa(3).

“Em sẽ đến lúc bốn giờ” – cô Maria bảo thế
Tám giờ.
Chín giờ.
Mười giờ.

Và buổi chiều
đi vào đêm ghê sợ
giã từ khung cửa sổ
buổi chiều chau mày
buổi chiều tháng mười hai.

Sau tấm lưng già nua khanh khách cười
những chiếc đài cắm nến.

Tôi bây giờ có lẽ các người không thể nhận:
một sinh vật gầy nhom
nức nở kêu rên
và giật mình, quằn quại.
Còn muốn được gì cái hình thù như vậy?
Thế mà nó còn muốn nhiều thứ mới kinh!

Bởi vì không quan trọng cho mình
những gì bằng đồng thiếc
rằng con tim – cục sắt tây lạnh ngắt.
Trong đêm khuya mong tiếng của riêng mình
cất giấu vào những gì đó dịu êm
những gì đó thuộc về phụ nữ.

Và đây
cái hình thù đồ sộ
còng lưng bên cửa sổ
trán tỳ kính ép vào.
Liệu có còn không tình yêu?
Tình yêu ra sao –
tình yêu to hay bé?
Lấy đâu ra tình yêu to ở cái xác to như thế:
thực ra chỉ cần be bé
và trầm lặng một người tình.
Tình yêu tránh tiếng còi ô-tô ầm vang.
Và chỉ thích tiếng chuông xe ngựa.

Và còn điều này nữa
khi chúi đầu vào cơn mưa
lấm chấm rỗ hoa
tôi đợi, tôi chờ
tiếng ầm ầm của sóng.

Nửa đêm đánh dấu lên dao
rồi đuổi theo
và cắt
đấy – người yêu!

Giờ thứ mười hai đổ xuống
như cái đầu rơi từ đoạn đầu đài.

Trong kính những giọt mưa xám xịt
đã từng rất quen biết
vẻ cau có những hình thù
có vẻ như đang tru
trong nhà thờ Đức Bà Paris những con quái vật(4).

Hỡi người đáng nguyền rủa nhất!
Những điều này còn chưa đủ đầy chăng?
Sắp tới đây miệng sẽ kêu lên.
Và tôi nghe rõ:
rất lặng lẽ
như người bệnh từ trên giường
nhảy xuống bực mình.
Và đây –
đầu tiên chỉ đi qua
vất vả, nhọc nhằn
sau đó chạy hộc tốc
và hồi hộp
rất rõ ràng.
Bây giờ hắn và hai người mới khác
đánh dấu tuyệt vọng bước chân.

Lớp vữa trát dưới tầng thấp đổ xuống.

Những kẻ bực mình –
cả to
cả bé
có nhiều vô cùng! –
dữ dội cuồng điên
và những kẻ bực mình bây giờ đã
khuỵu xuống những bàn chân!

Còn đêm đang thả rêu khắp phòng
từ rêu không giãn ra đôi mắt thờ thẫn.

Những cánh cửa bỗng nhiên lại đóng
có vẻ gì đấy trong khách sạn
thấy run rẩy làm sao.

Em bước vào
đột ngột, bất ngờ
găng tay da tháo vội
rồi em nói:
“Anh biết không
em sắp đi lấy chồng”.

Thì, em cứ đi lấy chồng.
Chẳng sao đâu.
Anh rồi qua được.
Em thấy đấy – anh không hề tức ngực!
Anh giống như mạch đập
của người đã yên giấc ngủ nghìn năm.
Em còn nhớ không?
Em đã từng nói rằng:
“Jack London(5)
dục vọng
tình yêu
tiền bạc” –
còn anh chỉ nhìn thấy một
em là Gioconda(6)
cần lấy cắp!
Và thế là người ta lấy mất.

Giờ kẻ đang yêu lại bước vào trò chơi
lửa bừng lên trên bờ mi gấp khúc.
Thôi được!
Và trong ngôi nhà đã cháy thành tro
đôi khi vẫn sống những đứa bé không nhà!

Các người có chọc tức không?
“ít hơn một xu của kẻ bần hàn
các người có thừa châu ngọc”.
Các người còn nhớ không
rằng Pompeii(7) bị vùi lấp
khi chọc tức núi lửa Vesuvio!

Ê!
Những quí ông kia!
Những người ưa
phạm thánh
và tội trọng
lò sát sinh –
mà điều kinh khủng
là đã nhìn
gương mặt của tôi
khi mà
tôi
hoàn toàn yên lặng?

Và tôi cảm nhận
“tôi”
đối với tôi bé bỏng.
Ai đấy từ trong tôi ngang nhiên chạy trốn.

Alô!
Ai đầu dây thế?
Mẹ à?
Mẹ!
Con trai của mẹ ốm thật là hay!
Mẹ à!
Trong tim anh ta lửa cháy.
Mẹ hãy nói cho các cô em gái
rằng anh ấy không còn trốn thoát được đâu.
Mỗi lời nói
ngay cả chuyện bông lơn
phun ra từ mồm anh ấy
giống như con đĩ trần truồng
chạy ra từ lầu xanh đang cháy.
Rồi mọi người ngửi thấy
mùi khét bốc lên!
Người ta đang đun ai đấy.
Những kẻ tuyệt trần!
Trong mũ sắt!
Kẻ thợ vườn không nên!
Hãy nói cho những kẻ đang đun
đi vào con tim cháy bừng trong ve vuốt.
Tôi tự mình.
Những đôi mắt như thùng chứa tôi lăn.
Ô, những xương sườn hãy đưa cho chỗ dựa.
Tôi bước lên! Bước lên! Bước lên! Bước lên!
Rồi người ta sụp đổ.
Không rời khỏi con tim!

Trên gương mặt sạm đen
Từ đôi môi nứt nẻ
Một nụ hôn rồi sẽ xông lên.

Mẹ à!
Con không sao hát được.
Trong nhà thờ những con tim dành cho ban hát!

Những hình thù cháy sém của số và lời
từ cái sọ dừa
như trẻ con từ ngôi nhà cháy.
Nỗi sợ hãi
xâm chiếm cả bầu trời
đưa lên cao chơi vơi
những bàn tay “Lusitania”(8) đang cháy.

Dành cho những người sợ hãi
vẻ yên lặng trong phòng
trăm đôi mắt ráng hồng từ chốn nương thân.
Tiếng reo vui lần cuối –
còn em, dù chỉ nói
rằng đang cháy lên trong tiếng nấc trăm năm.


2
Hãy ca ngợi, biểu dương!
Tôi đâu xứng với những lời vĩ đại.
Lên tất cả những gì đã làm
tôi đặt “nihil”(9)

Không bao giờ
không có gì tôi muốn đọc.
Sách?
Sách mà chi!

Ngày xưa tôi nghĩ rằng sách
được làm ra như vầy:
một nhà thơ đi đến
nhẹ nhàng mở miệng
và kẻ ngố rừng hứng khởi hát lên
xin cứ việc tự nhiên!
Thế mà hóa ra
trước khi đi làm thơ
người ta đi nhiều và suy tư lắm vậy
trong sình lầy của con tim vùng vẫy
con cá dại khờ của sự hình dung.
Một khi mà những âm vận sôi lên
từ tình yêu và chim họa mi như một nồi canh
và đường phố quằn quại trong câm nín
chẳng cần chuyện trò mà cũng chẳng kêu lên.

Những tháp lầu theo kiểu Babilon
ta kiêu hãnh mang lên lần nữa
còn Thượng Đế
thành phố ra đồng
đập vỡ
lời xáo trộn lung tung.

Đường phố lệ rơi, khổ đau im lặng.
Tiếng kêu dựng lên từ giữa yết hầu.
Theo chiều ngang lời mắc trong cổ họng
những xe ngựa gầy gò, những taxi mũm mĩm
lồng ngực quặn đau.

Còn kinh hơn bệnh lao phổi.
Thành phố trùm bóng đêm lên những con đường.

Và khi nào –
dù sao! –
đám đông chen lấn trên quãng trường
xô nhau vào bậc thềm
thiết nghĩ:
trong bài thánh ca của những thiên thần
Chúa bị cướp bóc ra tay trừng trị!

Còn đường phố ngồi xổm kêu ầm ĩ:
“Đi ăn!”

Krupp(10) trang điểm cho phố xá
dữ dội nhíu lông mày
còn trong miệng
của những lời chết phân ra những xác thây
chỉ còn hai kẻ sống và béo mập –
“quân súc vật”
và còn nữa cái gì đây
cứ ngỡ như là “borshch”(11).

Các nhà thơ
khóc lên với nước mắt đầm đìa
xù tóc chạy ra đường phố:
“Biết làm sao tả được cả hai thứ kia
cả tiểu thư
tình yêu
và bông hoa trong sương sớm?”
Mà sau các nhà thơ đang đứng
ma quỉ lẻ một nghìn:
những sinh viên
những gái điếm
những tay thầu khoán.

Hỡi các quí ông!
Xin hãy dừng!
Quí ông không phải là những người mạt hạng
quí ông không thể nào đi ngửa tay xin!

Còn chúng tôi là những người khỏe mạnh
trong từng bước chân
không cần nghe mà giật đứt chúng
chúng
bằng thứ phụ lục không mất tiền
bám vào từng chiếc giường đôi rộng!

Có cần đi hỏi chúng một cách khiêm tốn:
“Anh làm ơn giúp tôi!”
Cầu xin bài ca
về xướng thanh, hùng biện!
Chúng tôi là những người sáng tạo trong những bài ca cháy bỏng –
trong tiếng ồn nhà máy và của phòng thí nghiệm.

Đến như Faust tôi cũng chẳng cần
cảnh huyền ảo của pháo thăng thiên
lướt cùng Mephistophel giữa trời sàn ván ghép!
Tôi biết rằng
cái đinh của chiếc giày tôi ở dưới bàn chân
còn kinh hoàng hơn điều mộng mơ của Goethe(12)!

Tôi đây
có cái miệng vàng mười
cứ mỗi lời của tôi
là linh hồn sinh nhật
đặt tên cho thể xác
tôi xin nói với các người rằng:
một hạt bụi sống dù là nhỏ nhất
giá trị hơn tất cả những gì tôi đã và đang viết!

Xin hãy nghe đây!
Đang rao giảng
đền thờ và những bức tường lặng
Zarathustra(13) của ngày hôm nay!
Chúng tôi đây
với gương mặt như vải trải giường
với bờ môi sệ xuống như chùm đèn
chúng tôi đây
những kẻ trong những trại lao động khổ sai
nơi vàng và rác bao trùm lên bệnh hủi
chúng tôi còn sạch hơn màu thanh thiên của Venice(14) tuyệt mỹ
do mặt trời và nước biển tạo nên!

Chúng tôi cóc cần
cả Homer và Ovidius(15) không có những người
như chúng tôi
trong bệnh rỗ hoa dính đầy bồ hóng.
Tôi biết rằng
mặt trời sẽ tắt nếu nhìn
vào hồn chúng tôi có vàng sa khoáng!

Thớ thịt đường gân – tin tưởng hơn những lời cầu nguyện.
Liệu chúng tôi có cần cầu xin ơn huệ của thời gian!
Chúng tôi
mỗi người
giữ chặt trong bàn tay mình
những dây truyền dẫn của nhiều thế giới!

ở những giảng đường Golgotha(16)
của Petrograd, Moskva, Kiev, Odessa
không hề có
một người nào
mà không kêu:
“Hãy đóng đinh
hãy đóng đinh vào nó!”
Nhưng với tôi
những con người
và những kẻ từng làm tôi hờn giận
vẫn quí giá hơn và gần gũi với tôi.

Các người đã từng nhìn thấy rồi
con chó hôn bàn tay của người đánh nó?!

Tôi
cười cho bộ lạc hôm nay
như câu chuyện tiếu lâm dài
và hơi tục tĩu
tôi thấy đi qua thời gian con người
mà người này không một ai nhìn thấy.

ở đâu rồi con mắt của mọi người
Người cầm đầu lũ sói
Trong cuộc cách mạng kết vòng hoa mận gai
Năm 1916 đang dần tới.

Còn tôi là người tiên khu cho người ấy
tôi – ở đâu đau đớn, ở khắp nơi
trong từng giọt nước mắt chảy dài
đóng đinh mình trên cây thánh giá.
Đã không còn gì đáng tha thứ cả.
Tôi đốt những linh hồn, nơi vẻ hiền dịu sinh ra.
Điều này còn khó hơn là chiếm giữ
một nghìn nghìn pháo đài Bastille(17)!

Và khi
người ấy đến
kêu gọi người ta nổi loạn
hãy ra gặp người cứu nạn
và tôi đây
sẽ lôi hồn các người
giẫm xuống
để cho lớn! –
và để cho thấm máu đỏ như cờ.


3
Mà có để làm gì
chẳng hiểu từ đâu mà có
giữa sáng sủa và vui vẻ
nắm đấm bẩn giơ lên!

ý nghĩ về nhà thương điên
nảy ra trong đầu
che đi điều tuyệt vọng.

Và –
như tàu Dreadnought(18) bị đắm
vì chuột rút trong hồn
nhảy xổ vào nắp cống –
xuyên qua đôi mắt rách của mình
rồi kêu lên
Burlyuk(19) trở nên điên loạn.
Đôi mắt hầu như máu bẩn
trèo ra
đứng dậy
bước đi
với vẻ dịu dàng, bất ngờ trong con người béo
cầm lấy và bảo:
“Tốt thôi!”
Khi mà linh hồn người
trong áo vàng cho khỏi ai xét khám!
Tốt lắm
khi ném vào lưỡi dao của đoạn đầu đài
và kêu:
“Cacao Van Houten(20) hãy uống!”

Và trong phút giây
của Bengal này
to lớn
tôi chẳng cần giao hoán
vì thứ gì…

Từ khói thuốc
sau chén rượu vang
khuôn mặt người phương Bắc dài ngoằng.
Sao các người gọi là nhà thơ cho được
kẻ xám xịt, ríu rít như chim cút!
Hôm nay đây
cần thiết
bằng đĩa sắt
cắt cuộc đời trong cái đầu lâu!

Các người
chỉ lo có mỗi điều này –
“không biết mình nhảy có đẹp”
hãy xem tôi chơi bời
tôi –
kẻ sống nhờ người khác
kẻ gian lận trong cờ bạc.
Tôi tránh các người
những kẻ ướt sũng vì luyến ái
tránh những người
vào trăm năm nước mắt tuôn chảy
tôi đi khỏi các người
kính một mắt che mặt trời
tôi đặt vào đôi mắt rộng mở.

Ăn mặc rất đàng hoàng
tôi bước đi trên đất
để cho người ta thích và để đốt
còn phía trước
dắt Napoleon(21) như một chú chó con.
Cả mặt đất như một phụ nữ nằm
thân cựa quậy, dù sẵn sàng qui phục
sống lại những đồ vật
những bờ môi tiên tri
lập bập:
“tsa, tsa, tsa!”

Bỗng đột ngột
những đám mây đen
và mây khác
tròng trành giữa trời xanh
có vẻ như giờ tan tầm những công nhân áo trắng
tuyên bố với trời xanh về cuộc đình công lớn.
Tiếng sấm từ những đám mây gào lên
những lỗ mũi to sụt sùi liên tục
và khuôn mắt bầu trời bỗng chốc cong vênh
như cái nhăn mặt của ngài Bismarck.(22)
và có ai đấy
lẫn lộn trong mây
hướng về quán cà phê bàn tay
và có vẻ như phụ nữ
vẻ dịu dàng có vẻ
có vẻ như những khẩu súng thần công.

Các người sẽ nghĩ rằng
đấy là mặt trời dịu dàng đằm thắm
run trên đôi má quán cà phê?
Đấy là người ta bắn vào những người nổi loạn
tướng Galliffet(23) rồi sẽ đến.

Hãy rút những bàn tay ra khỏi túi quần
cầm lấy đá, dao hoặc bom
còn nếu ai bàn tay không có
thì hãy dùng trán đánh, bước lên!
Hãy xuống đường những ai đói khát
những kẻ đổ mồ hôi
những người bị khuất phục
bị quăng như bọ chét!
Hãy bước xuống đường!
những ngày thứ ba, thứ hai
bằng máu trang hoàng cho ngày lễ!
Để cho mặt đất dưới những con dao sẽ nhớ
muốn tầm thường hóa những ai!

Cho mặt đất
thỏa thuê như một người tình
người yêu của ngài Rothschild(24)!
Để cho những lá cờ sau từng loạt súng sẽ bay phần phật
như trong một ngày lễ đàng hoàng
hãy giơ cao hơn những cái cột đèn
thây đầm máu những chủ kho lương thực.

Đã từng chửi mắng
đã cầu khẩn van xin
đã cắt
đã leo bên sườn
bám vào ai đấy.

Giữa trời, đỏ như bài ca Mác-xây-e
hoàng hôn rùng mình đã chết.

Đấy là chứng bệnh cuồng điên.

Sẽ chẳng có gì hơn.

Và đêm
đến lót dạ
rồi ăn.
Các người có thấy chăng –
bầu trời lại xét đoán
sự phản bội của những ngôi sao gặm nhấm?

Đêm đến
dự tiệc Mamai(25)
ghé mông lên thành phố.
Bằng mắt đêm này ta không đập vỡ
như kẻ khiêu khích Azef(26), đêm đen!

Tôi giật mình bước vào quán rượu
đổ rượu vang lên khăn trải, lên hồn
và tôi nhìn:
trong góc – những đôi mắt tròn –
những đôi mắt trong con tim Đức Mẹ.
Ngươi ban gì cho hình khuôn cẩu thả
của đám đông!
Ngươi có thấy – lại là
Kẻ bị thóa mạ ở Golgotha
Người ta ưa thích Barabbas(27) hơn cả?
Có thể là tôi đây cố ý
trong chất hỗn tạp con người
gương mặt chẳng mới hơn ai.
Tôi
có thể
là người đẹp nhất
trong những đứa con của Ngươi.
Ngươi hãy cho những ai
héo hon trong niềm vui
cái chết thời gian mau đến
để trở thành những đứa trẻ cần phải lớn
thành những ông bố – những đứa con trai
những đứa con gái – sẽ được mang thai
và trẻ sơ sinh hãy cho khôn lớn
thành những thầy tu hiếu kỳ tóc trắng
và chúng sẽ đến đây
những đứa trẻ sẽ được làm phép thánh
bằng những cái tên của thơ tôi.

Nước Anh và máy móc tôi sẽ ngợi ca
có thể đơn giản là
trong cuốn Phúc âm bình thường nhất
tôi là sứ đồ thứ mười ba.
Và khi đó giọng của tôi
kêu lên thô tục
theo thời gian nối tiếp
suốt cả ngày đêm
có thể, Chúa Giê-su Christ ngửi thấy
hoa xin đừng quên nhé của hồn tôi.
  

4
Maria! Maria! Maria!
Cho anh vào nhà Maria!
Anh không thể đứng ngoài đường phố
Em không muốn ư?
Em chờ
cho tóp vào đôi má
thử thách qua tất cả
nhạt phèo
anh đi đến đây
như người không răng nói đớt
rằng hôm nay anh
“vô cùng trung thực”
Maria
em thấy không
anh đã bắt đầu cúi gập.

Ngoài đường phố
những người béo mập rách trong những bướu cổ bốn tầng
lòi ra những đôi mắt
bơ phờ trong trận đòn của bốn mươi năm –
họ khúc khích cười
rằng trong răng của anh đây
– lại! –
chiếc bánh quỉ của âu yếm hôm qua.
Mưa tuôn trên đường phố
kẻ gian lận ép vào như đồng cỏ
ẩm ướt liếm lên đá vỡ trên đường
còn trên những bờ mi trắng xóa –
vâng! –
trên những bờ mi băng giá
từ những đôi mắt lệ tràn
vâng! –
từ những đôi mắt ống nước.
Những người đi bộ mưa quất lên mặt
những võ sĩ lực điền vạm vỡ nối đuôi nhau
người ta rạn nứt
đi xuyên qua
lớp băng non rỉ ra qua vết rạn
dòng sông đục từ đoàn người chảy xuống
cùng với chiếc bánh mì trong miệng
một sinh vật đã già.

Maria!
Biết làm sao nhét vào tai một lời lặng lẽ?
Con chim chọn lời hát
rồi hót lên
đói khát và ngân vang
còn anh là người Maria ạ
con người giản dị
vào bàn tay bẩn từng đêm khạc nhổ
nhạt nhèo và vô vị.
Em có muốn một người như thế Maria?
Maria, hãy cho anh vào nhà!
Anh bóp những ngón tay vào cổ sắt tiếng vang ra!

Maria!

Bãi rộng trên đường trở nên giận dữ
những ngón tay đè lên cổ trầy da.

Hãy mở cửa ra!

Đau đớn quá!

Em hãy nhìn –
mắt đâm vào chiếc kim băng trên mũ!

Thế là em cho anh vào nhà.

Này em!
đừng có sợ
rằng anh đây trên cổ
mồ hôi phụ nữ ướt đầm
đấy là đi qua cuộc đời anh mang
hàng triệu tình yêu sạch sẽ và to lớn
triệu triệu tình yêu nhỏ nhắn và vấy bẩn.
Đừng sợ nghe em
rằng bây giờ lại
buổi tiết trời thay đổi
anh ngã vào một nghìn gương mặt dễ thương kia
“những người yêu Maiakovsky” –
đấy là cả một triều đại
những bà hoàng trong tim của một kẻ điên.
Maria, em hãy lại gần thêm!
Trong sự bạo dạn trần truồng
trong run rẩy sợ hãi chăng
nhưng hãy cho anh hôn bờ môi em tuyệt đẹp:
anh với con tim chưa một lần đến tháng năm sống được
còn trong cuộc đời đã sống qua
chỉ là tháng tư thứ một trăm em à.
Maria!

Nhà thơ đọc thơ cho Tyana(28)
còn anh
tất cả bằng thịt bằng xương
anh là người thịt mắt trần mà lỵ
thân thể em anh cầu xin giản dị
như những người theo đạo vẫn cầu xin –
“hãy cho chúng con
đồ ăn cả ngày đầy đủ”.

Maria – cho anh chứ!

Maria!
Tên của em anh sợ quên
như nhà thơ sợ quên
một điều gì đó
sinh ra trong đau khổ hằng đêm
vĩ đại như là Thượng Đế.
Thân thể của em
anh yêu mến và giữ gìn
như người lính
trong cuộc chiến tranh
không có một ai cần
và không của một ai hết cả
sẽ gìn giữ bàn chân duy nhất của mình.
Maria –
em có muốn không?
em không muốn hả!

Ha!

Có nghĩa là – lại
tăm tối và buồn
tôi mang trong tim
đầy nước mắt
mang
như con chó
ở trong chuồng
giữ bàn chân
bị đoàn tàu cán đứt.
Tôi mừng vì máu con tim
dính như hoa bụi áo.
Mặt trời nhảy một nghìn lần
bằng điệu nhảy của con gái nàng Herodias(29)
còn mặt đất – cái đầu của Thánh Giăng.
Và khi tất cả tháng năm
của tôi đi về điểm cuối –
bằng triệu giọt máu tươi, sẽ nối
vệt hướng về ngôi nhà của bố tôi.

Tôi trèo
bẩn (vì ngủ đêm trên rãnh cống)
tôi kề vai sát cánh
rồi tôi cúi xuống
và nói vào tai Ngài
– Hãy nghe này Đức Chúa Trời!
Sao Ngài không thấy chán
trong những đám mây hờ hững
hàng ngày chấm những đôi mắt béo phì?
Có khi là
ta làm một vòng ngựa gỗ
ở trên cây biết điều thiện và điều dữ!
Ngài có mặt khắp nơi ở chốn trần gian
và những lỗi lầm ta sẽ đặt lên bàn
để cho Thánh Peter(30) u ám
dập dìu điệu nhảy ky-ka-pu(31) sẽ muốn.
Còn ở thiên đàng ta lại đặt nàng Eva(32)
xin Ngài hãy lệnh cho
ngày hôm nay khi đêm đến
khắp mọi đường phố những cô gái xinh như mộng
tôi sẽ mang đến cho Ngài.
Ngài có muốn không?
Hay là không muốn vậy?
Ngài lắc lư cái đầu, râu tóc rối?
Chau lông mày bạc phơ?
Ngài nghĩ là –
Cái này
sau Ngài, có cánh bay
sẽ biết rằng tình yêu là như thế đó?
Tôi cũng từng là thiên thần
mắt nhìn như chú cừu non
nhưng không còn muốn tặng cho những con ngựa cái
từ nỗi đau khổ của những chiếc bình.
Ngài đã từng nghĩ
ra đôi bàn tay
đã cho mỗi người có cái đầu
thì tại sao Ngài không nghĩ
để cho không còn đau khổ
để chỉ hôn, hôn, và hôn?!
Tôi vẫn nghĩ rằng – Ngài vô cùng mạnh mẽ
hóa ra chỉ là kẻ trí thức nửa mùa, nhỏ bé.
Ngài có thấy, tôi còng lưng
vì cái ống bốt chân
tôi lấy con dao con.
Những kẻ ba que xỏ lá
Cứ ở chốn thiên đàng
cứ việc xù lông trong sợ hãi!
Mùi trầm hương tôi sẽ mở ra
từ đây cho đến Alaska(33)!

Hãy cho tôi bước vào nhà!

Các người không dừng tôi được.
Tôi dối gian
hay là sự thật
nhưng tôi không thể lặng yên hơn.
Các người hãy xem –
những ngôi sao lại xử trảm
và bầu trời càng đau đớn!
Ê, các người!
Bầu trời!
Hãy bỏ mũ xuống!
Tôi bước đi!

Điếc nặng.

Cả hoàn vũ ngủ yên
đặt bàn chân
với những ve sao một đôi tai lớn.
1914-1915
 ______________
CHÚ THÍCH
(1)Đám mây mặc quần được coi là kiệt tác của Maiakovsky. Bài thơ tình với cảm xúc mãnh liệt đến mức hoang dại. Nhà thơ tạo nên một hình thức mới, một hơi thở mới cho thơ ca Nga bằng việc cắt đứt vần điệu, trộn lẫn ngôn ngữ nói, cách thức biểu đạt thô thiển với những câu thơ mềm mại. Người ta vẫn thường so sánh Maiakovsky với T. S. Eliot (1885-1965) – nhà thơ Anh, nhà cách tân thơ ca Anh-Mỹ nửa đầu thế kỉ XX. Tetraptikh nghĩa là bài thơ có 4 phần.
ý đồ của trường ca xuất hiện trong năm 1914. Maiakovsky yêu cô Maria Aleksandrovna nhưng tình yêu này không được đáp lại, nhà thơ thể hiện những nỗi cay đắng của mình trong thơ. Tuy vậy, suốt cả trường ca, nhà thơ với vai trò của Sứ đồ thứ mười ba – (tên gọi lúc đầu bị kiểm duyệt thay đổi), là sự tượng trưng của một cuộc cách mạng sắp đến. Trường ca viết xong năm 1915, có 4 phần. Mỗi phần có một ý đồ nhất định. “Đả đảo tình yêu các người”, “đả đảo nghệ thuật các người”, “đả đảo trật tự các người”, “đả đảo tôn giáo các người”. Bốn tiếng kêu “đả đảo” này được dùng làm đầu đề cho 4 phần của tác phẩm” – Maiakovsky viết như vậy trong lời nói đầu của lần in thứ hai.
(2)Ni-xơ (Nice) – thành phố cảng, khu nghỉ mát nổi tiếng của Pháp bên bờ Địa trung hải.
(3)Odessa – thành phố cảng bên bờ biển Đen của Liên-xô cũ, nay là Cộng hoà Ucraina.
(4)Những bức tượng quái vật tưởng tượng.
(5)London, Jack tên thật là John Griffith (1876-1916) – nhà văn Mỹ.
(6)Gioconda (Mona Lisa) – bức họa cô gái với nụ cười bí ẩn nổi tiếng của Leonardo da Vinci (1452-1519). Bức họa này ở bảo tàng Louvre năm 1911 bị ăn cắp.
(7)Pompeii – thành phố cổ La Mã bị núi lửa Vesuvio nhấn chìm (thếkỉ I).
(8)Lusitania – tên một vùng đất cổ nay thuộc Bồ Đào Nha. Tên một tàu thủy chở khách của Anh bị tàu ngầm Đức bắn cháy ngày 7-5-1915 trong chiến tranh thế giới I.
(9)nihil – không có gì (tiếng Latinh).
(10)Krupp – tổ hợp chế tạo máy và luyện kim của Đức, thành lập năm 1811.
(11)Borshch – một loại canh củ cải đỏ của Ukraine.
(12)Goethe, Johann Wolfgang von (1749 – 1832) – nhà thơ Đức, tác giả của “Faust”.
(13)Zarathustra (gần 1000 tr. CN) – nhà tiên tri Ba Tư, người sáng lập đạo thờ Lửa, tác giả của một phần kinh Avesta. Maiakovsky dùng ở đây với nghĩa là người rao giảng sự thật.
(14)Venice (Venezia) – thành phố biển ở miền bắc Italia.
(15)Homer – nhà thơ Hy Lạp cổ đại, được coi là tác giả của “Iliad” và “Odyssey”; Ovidius Naso (43 tr. CN – 18 tr.CN) – nhà thơ La Mã.
(16)Golgotha – tiếng Do Thái nghĩa là sọ dừa, ngọn đồi ở ngoại ô Jerusalem, nơi đóng đinh Chúa Giê-su Christ trên cây thập tự. Những giảng đường Golgotha là nói về những chuyến đi của nhóm Vị lai đến các thành phố lớn để cổ xúy cho trường phái này nhưng thường là những vụ xì căng đan.
(17Bastille – pháo đài ở Paris được xây dựng từ thế kỉ 14. Ngày tấn công pháo đài Bastille 14-7-1789, mở đầu cuộc Cách mạng Pháp, được coi là ngày lễ lớn chính thức của Pháp.
(18)Dreadnought (không biết sợ) – tên một loại tàu chiến của Anh.
(19)Burlyuk, David Davidovich (1882 – 1967) – nhà thơ Nga, một trong những người sáng lập phái vị lai.
(20)Van Houten – một loại ca cao của Hà Lan. Có một thực tế: kẻ bị tử hình vì gia đình đã đồng ý kêu lên trước khi chết: “Hãy uống ca cao Van Houten!”.
(21)Napoleon I Bonaparte (1769 – 1821) – hoàng đế Pháp.
(22)Bismarck, Prince Otto Eduard Leopold von (1815 – 1898) – nhà chính trị Đức.
(23)Galliffet, Gaston-Alexandre-Auguste (1830 – 1909) – vị tướng Pháp, một trong những đao phủ của Công xã Paris 1871.
(24)Rothschild, Mayer Amschel (1743 – 1812) – nhà tư bản tài chính Đức.
(25)Mamai (? – 1380) – tướng Nguyên Mông Tác-ta. Thời xưa những vị tướng Nguyên Mông thường uống rượu mừng thắng lợi, ngồi trên những tấm ván đặt trên xác tù binh.
(26)Azef, Evno Fishelevich (1869 – 1918) – thủ lĩnh đảng xã hội cách mạng Nga.
(27)Barabbas – tên tội phạm bị xử cùng Đức Chúa Giê-su Christ ở Golgotha nhưng đám đông đã yêu cầu quan tổng đốc tha cho Barabbas mà chỉ đóng đinh Giê-su Christ (Tân ước_Ma-thi-ơ 27: 15-23).
(28)Tyana – tên một nhân vật nữ trong một bài thơ cùng tên của nhà thơ Igor Severianin (1887 – 1941).
(29)Herodias – mẹ của Salome. Salome là một cô gái xinh đẹp và quyến rũ. “Trong ngày sinh nhật vua Herod nàng đã nhảy múa giữa những người dự tiệc làm vua rất thích và hứa sẽ cho nàng điều chi nàng muốn. Nàng Salome, theo lời xui của mẹ, bảo vua rằng nàng muốn cái đầu của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Vua rất buồn nhưng vẫn sai chém đầu Giăng như nàng yêu cầu…” (Tân Ước_Ma-thi-ơ 14: 6-11). Nàng Salome đã nhảy quanh cái mâm có đặt cái đầu lâu của Giăng Báp-tít.
Hai câu thơ trên đây của Maiakovsky nói về một sự tích trong Kinh Thánh. Trước Maiakovsky đã có nhiều ngưòi khai thác sự tích này. Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Oscar Wilde (1854 -1900) chuyển sự tích này thành vở kịch Salome nổi tiếng thế giới. Trong vở kịch này nàng Salome có phần đam mê mãnh liệt hơn, mọi tình tiết cũng phức tạp và gay cấn hơn. Giăng là một vị Thánh, xa lạ với những quyến rũ thân xác của phụ nữ nên ông thẳng thừng từ chối… Nhưng Salome không chịu đầu hàng: đã không chiếm đoạt được người tình bằng xương bằng thịt thì vẫn có được người tình, dù là xác chết… Vở kịch này cho thấy một sự ghen tuông, thói đỏng đảnh tai ác của phụ nữ trong tình yêu. Chính nàng Salome của Wilde (chứ không phải của Kinh Thánh) trong suốt hơn một trăm năm nay là nguồn cổ vũ cho rất nhiều nhà đạo diễn, nhiều họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn trong sáng tạo của mình.
(30)Thánh Peter (Phi-e-rơ) – môn đệ của Đức Chúa Giê-su Christ, tác giả của 2 lá thư trong Tân ước.
(31)Ky-ka-pu – một điệu nhảy rất thịnh hành thời đó.
(32)Eva – người phụ nữ đầu tiên trong Kinh Thánh, vợ của Adam.
(33)Alaska – bán đảo ở Bắc Mỹ, một bang của Hoa Kỳ.


Облако в штанах


Тетраптих (вступление)

Вашу мысль,
мечтающую на размягченном мозгу,
как выжиревший лакей на засаленной кушетке,
буду дразнить об окровавленный сердца лоскут:
досыта изъиздеваюсь, нахальный и едкий.

У меня в душе ни одного седого волоса,
и старческой нежности нет в ней!
Мир огромив мощью голоса,
иду — красивый,
двадцатидвухлетний.

Нежные!
Вы любовь на скрипки ложите.
Любовь на литавры ложит грубый.
А себя, как я, вывернуть не можете,
чтобы были одни сплошные губы!

Приходите учиться —
из гостиной батистовая,
чинная чиновница ангельской лиги.

И которая губы спокойно перелистывает,
как кухарка страницы поваренной книги.

Хотите —
буду от мяса бешеный
— и, как небо, меняя тона —
хотите —
буду безукоризненно нежный,
не мужчина, а — облако в штанах!

Не верю, что есть цветочная Ницца!
Мною опять славословятся
мужчины, залежанные, как больница,
и женщины, истрепанные, как пословица.


1
Вы думаете, это бредит малярия?

Это было,
было в Одессе.

«Приду в четыре»,— сказала Мария.
Восемь.
Девять.
Десять.

Вот и вечер
в ночную жуть
ушел от окон,
хмурый,
декабрый.

В дряхлую спину хохочут и ржут
канделябры.

Меня сейчас узнать не могли бы:
жилистая громадина
стонет,
корчится.
Что может хотеться этакой глыбе?
А глыбе многое хочется!

Ведь для себя не важно
и то, что бронзовый,
и то, что сердце — холодной железкою.
Ночью хочется звон свой
спрятать в мягкое,
в женское.

И вот,
громадный,
горблюсь в окне,
плавлю лбом стекло окошечное.
Будет любовь или нет?
Какая —
большая или крошечная?
Откуда большая у тела такого:
должно быть, маленький,
смирный любёночек.
Она шарахается автомобильных гудков.
Любит звоночки коночек.

Еще и еще,
уткнувшись дождю
лицом в его лицо рябое,
жду,
обрызганный громом городского прибоя.

Полночь, с ножом мечась,
догнала,
зарезала,—
вон его!

Упал двенадцатый час,
как с плахи голова казненного.

В стеклах дождинки серые
свылись,
гримасу громадили,
как будто воют химеры
Собора Парижской Богоматери.

Проклятая!
Что же, и этого не хватит?
Скоро криком издерется рот.
Слышу:
тихо,
как больной с кровати,
спрыгнул нерв.
И вот,—
сначала прошелся
едва-едва,
потом забегал,
взволнованный,
четкий.
Теперь и он и новые два
мечутся отчаянной чечеткой.

Рухнула штукатурка в нижнем этаже.

Нервы —
большие,
маленькие,
многие!—
скачут бешеные,
и уже
у нервов подкашиваются ноги!

А ночь по комнате тинится и тинится,—
из тины не вытянуться отяжелевшему глазу.

Двери вдруг заляскали,
будто у гостиницы
не попадает зуб на зуб.

Вошла ты,
резкая, как «нате!»,
муча перчатки замш,
сказала:
«Знаете —
я выхожу замуж».

Что ж, выходите.
Ничего.
Покреплюсь.
Видите — спокоен как!
Как пульс
покойника.
Помните?
Вы говорили:
«Джек Лондон,
деньги,
любовь,
страсть»,—
а я одно видел:
вы — Джоконда,
которую надо украсть!
И украли.

Опять влюбленный выйду в игры,
огнем озаряя бровей загиб.
Что же!
И в доме, который выгорел,
иногда живут бездомные бродяги!

Дразните?
«Меньше, чем у нищего копеек,
у вас изумрудов безумий».
Помните!
Погибла Помпея,
когда раздразнили Везувий!

Эй!
Господа!
Любители
святотатств,
преступлений,
боен,—
а самое страшное
видели —
лицо мое,
когда
я
абсолютно спокоен?

И чувствую —
«я»
для меня мало.
Кто-то из меня вырывается упрямо.

Allo!
Кто говорит?
Мама?
Мама!
Ваш сын прекрасно болен!
Мама!
У него пожар сердца.
Скажите сестрам, Люде и Оле,—
ему уже некуда деться.
Каждое слово,
даже шутка,
которые изрыгает обгорающим ртом он,
выбрасывается, как голая проститутка
из горящего публичного дома.
Люди нюхают —
запахло жареным!
Нагнали каких-то.
Блестящие!
В касках!
Нельзя сапожища!
Скажите пожарным:
на сердце горящее лезут в ласках.
Я сам.
Глаза наслезнённые бочками выкачу.
Дайте о ребра опереться.
Выскочу! Выскочу! Выскочу! Выскочу!
Рухнули.
Не выскочишь из сердца!

На лице обгорающем
из трещины губ
обугленный поцелуишко броситься вырос.

Мама!
Петь не могу.
У церковки сердца занимается клирос!

Обгорелые фигурки слов и чисел
из черепа,
как дети из горящего здания.
Так страх
схватиться за небо
высил
горящие руки «Лузитании».

Трясущимся людям
в квартирное тихо
стоглазое зарево рвется с пристани.
Крик последний,—
ты хоть
о том, что горю, в столетия выстони!


2
Славьте меня!
Я великим не чета.
Я над всем, что сделано,
ставлю «nihil»1.

Никогда
ничего не хочу читать.
Книги?
Что книги!

Я раньше думал —
книги делаются так:
пришел поэт,
легко разжал уста,
и сразу запел вдохновенный простак —
пожалуйста!
А оказывается —
прежде чем начнет петься,
долго ходят, размозолев от брожения,
и тихо барахтается в тине сердца
глупая вобла воображения.
Пока выкипячивают, рифмами пиликая,
из любвей и соловьев какое-то варево,
улица корчится безъязыкая —
ей нечем кричать и разговаривать.

Городов вавилонские башни,
возгордясь, возносим снова,
а бог
города на пашни
рушит,
мешая слово.

Улица муку молча пёрла.
Крик торчком стоял из глотки.
Топорщились, застрявшие поперек горла,
пухлые taxi и костлявые пролетки
грудь испешеходили.

Чахотки площе.
Город дорогу мраком запер.

И когда —
все-таки!—
выхаркнула давку на площадь,
спихнув наступившую на горло паперть,
думалось:
в хорах архангелова хорала
бог, ограбленный, идет карать!

А улица присела и заорала:
«Идемте жрать!»

Гримируют городу Круппы и Круппики
грозящих бровей морщь,
а во рту
умерших слов разлагаются трупики,
только два живут, жирея —
«сволочь»
и еще какое-то,
кажется, «борщ».

Поэты,
размокшие в плаче и всхлипе,
бросились от улицы, ероша космы:
«Как двумя такими выпеть
и барышню,
и любовь,
и цветочек под росами?»
А за поэтами —
уличные тыщи:
студенты,
проститутки,
подрядчики.

Господа!
Остановитесь!
Вы не нищие,
вы не смеете просить подачки!

Нам, здоровенным,
с шаго саженьим,
надо не слушать, а рвать их —
их,
присосавшихся бесплатным приложением
к каждой двуспальной кровати!

Их ли смиренно просить:
«Помоги мне!»
Молить о гимне,
об оратории!
Мы сами творцы в горящем гимне —
шуме фабрики и лаборатории.

Что мне до Фауста,
феерией ракет
скользящего с Мефистофелем в небесном паркете!
Я знаю —
гвоздь у меня в сапоге
кошмарней, чем фантазия у Гете2!

Я,
златоустейший,
чье каждое слово
душу новородит,
именинит тело,
говорю вам:
мельчайшая пылинка живого
ценнее всего, что я сделаю и сделал!

Слушайте!
Проповедует,
мечась и стеня,
сегодняшнего дня крикогубый Заратустра!
Мы
с лицом, как заспанная простыня,
с губами, обвисшими, как люстра,
мы,
каторжане города-лепрозория,
где золото и грязь изъязвили  проказу,—
мы чище венецианского лазорья,
морями и солнцами омытого сразу!

Плевать, что нет
у Гомеров и Овидиев
людей, как мы,
от копоти в оспе.
Я знаю —
солнце померкло б, увидев
наших душ золотые россыпи!

Жилы и мускулы — молитв верней.
Нам ли вымаливать милостей времени!
Мы —
каждый —
держим в своей пятерне
миров приводные ремни!

Это взвело на Голгофы аудиторий
Петрограда, Москвы, Одессы, Киева,
и не было ни одного,
который
не кричал бы:
«Распни,
распни его!»
Но мне —
люди,
и те, что обидели —
вы мне всего дороже и ближе.

Видели,
как собака бьющую руку лижет?!

Я,
обсмеянный у сегодняшнего племени,
как длинный
скабрезный анекдот,
вижу идущего через горы времени,
которого не видит никто.

Где глаз людей обрывается куцый,
главой голодных орд,
в терновом венце революций
грядет шестнадцатый год.

А я у вас — его предтеча;
я — где боль, везде;
на каждой капле слёзовой течи
распял себя на кресте.
Уже ничего простить нельзя.
Я выжег души, где нежность растили.
Это труднее, чем взять
тысячу тысяч Бастилий!

И когда,
приход его
мятежом оглашая,
выйдете к спасителю —
вам я
душу вытащу,
растопчу,
чтоб большая!—
и окровавленную дам, как знамя.


3
Ах, зачем это,
откуда это
в светлое весело
грязных кулачищ замах!

Пришла
и голову отчаянием занавесила
мысль о сумасшедших домах.

И —
как в гибель дредноута
от душащих спазм
бросаются в разинутый люк —
сквозь свой
до крика разодранный глаз
лез, обезумев, Бурлюк.
Почти окровавив исслезенные веки,
вылез,
встал,
пошел
и с нежностью, неожиданной в жирном человеке
взял и сказал:
«Хорошо!»
Хорошо, когда в желтую кофту
душа от осмотров укутана!
Хорошо,
когда брошенный в зубы эшафоту,
крикнуть:
«Пейте какао Ван-Гутена!»

И эту секунду,
бенгальскую,
громкую,
я ни на что б не выменял,
я ни на...

А из сигарного дыма
ликерною рюмкой
вытягивалось пропитое лицо Северянина.
Как вы смеете называться поэтом
и, серенький, чирикать, как перепел!
Сегодня
надо
кастетом
кроиться миру в черепе!

Вы,
обеспокоенные мыслью одной —
«изящно пляшу ли»,—
смотрите, как развлекаюсь
я —
площадной
сутенер и карточный шулер.
От вас,
которые влюбленностью мокли,
от которых
в столетия слеза лилась,
уйду я,
солнце моноклем
вставлю в широко растопыренный глаз.

Невероятно себя нарядив,
пойду по земле,
чтоб нравился и жегся,
а впереди
на цепочке Наполеона поведу, как мопса.
Вся земля поляжет женщиной,
заерзает мясами, хотя отдаться;
вещи оживут —
губы вещины
засюсюкают:
«цаца, цаца, цаца!»

Вдруг
и тучи
и облачное прочее
подняло на небе невероятную качку,
как будто расходятся белые рабочие,
небу объявив озлобленную стачку.
Гром из-за тучи, зверея, вылез,
громадные ноздри задорно высморкая,
и небье лицо секунду кривилось
суровой гримасой железного Бисмарка.
И кто-то,
запутавшись в облачных путах,
вытянул руки к кафе —
и будто по-женски,
и нежный как будто,
и будто бы пушки лафет.

Вы думаете —
это солнце нежненько
треплет по щечке кафе?
Это опять расстрелять мятежников
грядет генерал Галифе!

Выньте, гулящие, руки из брюк —
берите камень, нож или бомбу,
а если у которого нету рук —
пришел чтоб и бился лбом бы!
Идите, голодненькие,
потненькие,
покорненькие,
закисшие в блохастом грязненьке!
Идите!
Понедельники и вторники
окрасим кровью в праздники!
Пускай земле под ножами припомнится,
кого хотела опошлить!

Земле,
обжиревшей, как любовница,
которую вылюбил Ротшильд!
Чтоб флаги трепались в горячке пальбы,
как у каждого порядочного праздника —
выше вздымайте, фонарные столбы,
окровавленные туши лабазников.

Изругивался,
вымаливался,
резал,
лез за кем-то
вгрызаться в бока.

На небе, красный, как марсельеза,
вздрагивал, околевая, закат.

Уже сумашествие.

Ничего не будет.

Ночь придет,
перекусит
и съест.
Видите —
небо опять иудит
пригоршнью обгрызанных предательством звезд?

Пришла.
Пирует Мамаем,
задом на город насев.
Эту ночь глазами не проломаем,
черную, как Азеф!

Ежусь, зашвырнувшись в трактирные углы,
вином обливаю душу и скатерть
и вижу:
в углу — глаза круглы,—
глазами в сердце въелась богоматерь.
Чего одаривать по шаблону намалеванному
сиянием трактирную ораву!
Видишь — опять
голгофнику оплеванному
предпочитают Варавву?
Может быть, нарочно я
в человечьем месиве
лицом никого не новей.
Я,
может быть,
самый красивый
из всех твоих сыновей.
Дай им,
заплесневшим в радости,
скорой смерти времени,
чтоб стали дети, должные подрасти,
мальчики — отцы,
девочки — забеременели.
И новым рожденным дай обрасти
пытливой сединой волхвов,
и придут они —
и будут детей крестить
именами моих стихов.

Я, воспевающий машину и Англию,
может быть, просто,
в самом обыкновенном Евангелии
тринадцатый апостол.
И когда мой голос
похабно ухает —
от часа к часу,
целые сутки,
может быть, Иисус Христос нюхает
моей души незабудки.


4
Мария! Мария! Мария!
Пусти, Мария!
Я не могу на улицах!
Не хочешь?
Ждешь,
как щеки провалятся ямкою
попробованный всеми,
пресный,
я приду
и беззубо прошамкаю,
что сегодня я
«удивительно честный».
Мария,
видишь —
я уже начал сутулиться.

В улицах
люди жир продырявят в четырехэтажных зобах,
высунут глазки,
потертые в сорокгодовой таске,—
перехихикиваться,
что у меня в зубах
— опять!—
черствая булка вчерашней ласки.
Дождь обрыдал тротуары,
лужами сжатый жулик,
мокрый, лижет улиц забитый булыжником труп,
а на седых ресницах —
да!—
на ресницах морозных сосулек
слезы из глаз —
да!—
из опущенных глаз водосточных труб.
Всех пешеходов морда дождя обсосала,
а в экипажах лощился за жирным атлетом атлет;
лопались люди,
проевшись насквозь,
и сочилось сквозь трещины сало,
мутной рекой с экипажей стекала
вместе с иссосанной булкой
жевотина старых котлет.

Мария!
Как в зажиревшее ухо втиснуть им тихое слово?
Птица
побирается песней,
поет,
голодна и звонка,
а я человек, Мария,
простой,
выхарканный чахоточной ночью в грязную руку Пресни.
Мария, хочешь такого?
Пусти, Мария!
Судорогой пальцев зажму я железное горло звонка!

Мария!

Звереют улиц выгоны.
На шее ссадиной пальцы давки.

Открой!

Больно!

Видишь — натыканы
в глаза из дамских шляп булавки!

Пустила.

Детка!
Не бойся,
что у меня на шее воловьей
потноживотые женщины мокрой горою сидят,—
это сквозь жизнь я тащу
миллионы огромных чистых любовей
и миллион миллионов маленьких грязных любят.
Не бойся,
что снова,
в измены ненастье,
прильну я к тысячам хорошеньких лиц,—
«любящие Маяковского!»—
да ведь это ж династия
на сердце сумасшедшего восшедших цариц.
Мария, ближе!
В раздетом бесстыдстве,
в боящейся дрожи ли,
но дай твоих губ неисцветшую прелесть:
я с сердцем ни разу до мая не дожили,
а в прожитой жизни
лишь сотый апрель есть.
Мария!

Поэт сонеты поет Тиане,
а я —
весь из мяса,
человек весь —
тело твое просто прошу,
как просят христиане —
«хлеб наш насущный
даждь нам днесь».

Мария — дай!

Мария!
Имя твое я боюсь забыть,
как поэт боится забыть
какое-то
в муках ночей рожденное слово,
величием равное богу.
Тело твое
я буду беречь и любить,
как солдат,
обрубленный войною,
ненужный,
ничей,
бережет свою единственную ногу.
Мария —
не хочешь?
Не хочешь!

Ха!

Значит — опять
темно и понуро
сердце возьму,
слезами окапав,
нести,
как собака,
которая в конуру
несет
перееханную поездом лапу.
Кровью сердце дорогу радую,
липнет цветами у пыли кителя.
Тысячу раз опляшет Иродиадой
солнце землю —
голову Крестителя.
И когда мое количество лет
выпляшет до конца —
миллионом кровинок устелется след
к дому моего отца.

Вылезу
грязный (от ночевок в канавах),
стану бок о бок,
наклонюсь
и скажу ему на ухо:
— Послушайте, господин бог!
Как вам не скушно
в облачный кисель
ежедневно обмакивать раздобревшие глаза?
Давайте — знаете —
устроимте карусель
на дереве изучения добра и зла!
Вездесущий, ты будешь в каждом шкапу,
и вина такие расставим по столу,
чтоб захотелось пройтись в ки-ка-пу
хмурому Петру Апостолу.
А в рае опять поселим Евочек:
прикажи,—
сегодня ночью ж
со всех бульваров красивейших девочек
я натащу тебе.
Хочешь?
Не хочешь?
Мотаешь головою, кудластый?
Супишь седую бровь?
Ты думаешь —
этот,
за тобою, крыластый,
знает, что такое любовь?
Я тоже ангел, я был им —
сахарным барашком выглядывал в глаз,
но больше не хочу дарить кобылам
из сервской муки изваянных ваз.
Всемогущий, ты выдумал пару рук,
сделал,
что у каждого есть голова,—
отчего ты не выдумал,
чтоб было без мук
целовать, целовать, целовать?!
Я думал — ты всесильный божище,
а ты недоучка, крохотный божик.
Видишь, я нагибаюсь,
из-за голенища
достаю сапожный ножик.
Крыластые прохвосты!
Жмитесь в раю!
Ерошьте перышки в испуганной тряске!
Я тебя, пропахшего ладаном, раскрою
отсюда до Аляски!

Пустите!

Меня не остановите.
Вру я,
в праве ли,
но я не могу быть спокойней.
Смотрите —
звезды опять обезглавили
и небо окровавили бойней!
Эй, вы!
Небо!
Снимите шляпу!
Я иду!

Глухо.

Вселенная спит,
положив на лапу
с клещами звезд огромное ухо.
1914-1915
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét